y học cổ truyền
Y học cổ truyền gọi chảy máu cam là nục huyết, thường gặp ở trẻ em. Theo sách Hải Thượng Lãn Ông, “chứng thổ huyết nục huyết (chảy máu mũi) phần nhiều bởi hỏa...
Y học cổ truyền gọi chảy máu cam là nục huyết, thường gặp ở trẻ em. Theo sách Hải Thượng Lãn Ông, “chứng thổ huyết nục huyết (chảy máu mũi) phần nhiều bởi hỏa, nếu thực hỏa (tức là người và bệnh còn mạnh) nên dùng thuốc hàn lương, nếu do hư chứng người yếu xét chân thủy kém thời dùng bài Lục vị thêm ngũ vị, ngưu tất, nếu hơn thêm tri bá, huyền sâm. Nếu chân hỏa suy thì dùng Bát vị gia ngưu tất, ban long mà trị”.
Tài liệu còn cho rằng “mũi là cửa ngõ của phế, nếu phế nhiệt thì huyết theo đó mà ra (chảy) máu cam”. Chảy máu cam do phế nhiệt biểu hiện mũi khô, miệng khô khát, lưỡi đỏ, hay có sốt ho, cầu táo tiểu vàng, mạch sác. Phép trị chủ yếu mát huyết, nhuận phế chỉ huyết... Dưới đây là một số bài thuốc đông y gia giảm phòng trị chảy máu cam:
Nếu trẻ em, người khỏe mạnh mà chảy máu cam: dùng bài Tử sinh hoàn gia giảm gồm: lá sen tươi 12g, ngải diệp tươi 10g, trắc bá diệp tươi 12g, sinh địa 20g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống hoặc tán nhỏ hòa nước uống. Công dụng: lương huyết chỉ huyết... Trị chứng huyết nhiệt vong hành, nôn ra máu, chảy máu cam, sắc mặt nhợt, miệng khô, cổ ráo, mạch huyền... Trong bài: bá diệp thanh nhiệt lương huyết, sinh địa lương huyết dưỡng âm, sinh tân; lá sen chỉ huyết tán ứ; ngải diệp hòa huyết chỉ huyết; rễ cỏ tranh mát huyết thanh nhiệt cầm huyết. Các vị phối hợp thành bài chữa các chứng chảy máu cam do nhiệt.
Nếu chảy máu cam mà ho khàn, miệng khô khát, mũi khô phế nhiệt, phối hợp bài Tả bạch tán Tiểu nhi dược chứng trực quyết gia giảm gồm: tang bạch bì 16g, địa cốt bì 12g, cam thảo 8g, gạo tẻ 20g, ngó sen 10g... Sắc uống hoặc tán nhỏ uống. Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dùng liều 1/2 hoặc 1/3 người lớn. Tác dụng: thanh tả phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái, chỉ huyết... Trị ho khan ho cơn, chảy máu cam, ho suyễn, hư nhiệt sốt cao về chiều, trẻ em lên sởi bắt đầu bay mà có sốt, ho... Gia giảm: nếu nóng như có sốt, gia hoàng cầm 10g; nếu ho đàm, gia xuyên bối mẫu 10g; nếu cảm sốt ho khan, gia lá dâu 12g hoặc ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 10g, thuyền thoái 8g.
Nếu chảy máu mà người gầy yếu miệng khô khát âm hư: nên dùng bài Lục vị gia giảm gồm: thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 16g, sơn thù 14g, phục linh 16g, trạch tả 14g, mạch môn 14g, ngũ vị 10g, ngưu tất 12g, tri mẫu 12g, huyền sâm 12g, hoàng bá sao đen 10g... Sắc uống hoặc làm hoàn uống; nếu trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, dùng liều 1/2 hoặc 1/3 người lớn. Tác dụng: bổ âm giáng hỏa cầm huyết... Chữa âm hư hỏa vượng chảy máu cam...
Gia giảm: Nếu trẻ em về đêm lạnh chảy máu cam tỳ thận khí hư gia nhục quế 2g, ngưu tất 12g, ban long 10g, gừng sao cháy, ngải diệp; giảm vị mát như tri mẫu, huyền sâm, hoàng bá.
Hồng Vân (Theo báo Sức khỏe và đời sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc