y học cổ truyền
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (CoVid-19) gây ra đã xuất hiện ở nước ta trong những ngày qua.
Virus Corona lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với người đang mang bệnh như bắt tay, ôm hôn, lây qua không khí như hắt hơi, ho tạo giọt bắn vô tình chạm tay vào vật mà người bệnh nhiễm COVID-19 chạm vào sau đó đưa lên, mắt, miệng, mũi mà không rửa tay sạch sẽ trước đó.
Người bệnh có triệu chứng điển hình là sốt cao 39 - 400C kéo dài liên tục 1-2 ngày, ho nhiều, ho liên tục, ho khan, khó thở, ớn lạnh, đau nhức mỏi toàn thân và mệt mỏi. Triệu chứng này phát triển nhanh gây viêm phổi cấp và có khả năng tử vong cao nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
Theo y học cổ truyền, viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 xếp vào bệnh ôn dịch (bệnh tuyền nhiễm lây lan). Phòng trị viêm đường hô hấp cấp thường sử dụng 2 bài thuốc kinh điển, đó là Tang cúc ẩm và Ngân kiều tán rất hiệu quả.
Tang cúc ẩm
Bài Tang cúc ẩm gồm: tang diệp 12g, hạnh nhân 8 - 12g, bạc hà 4g, cúc hoa 12g, cát cánh 8 - 12g, liên kiều 12g, lô căn 8 - 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 - 2 thang.
Tác dụng: Thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái. Hay được dùng trị bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phổi do phong nhiệt gây ho, sốt, mề đay, viêm não, ho gà...
Gia giảm: Nếu ho khí lại nghịch lên, khó thở, gia thêm: tô tử 12g, thổ bối mẫu 12g, ngưu bàng tử 12g để tăng tác dụng thông phế giáng nghịch.
Nếu ho có đờm, gia thêm: qua lâu nhân 8g, thổ bối mẫu 12g để thanh phế hóa đờm (tiêu đờm).
Nếu ho có đờm vàng hay lưỡi đỏ, thêm hoàng cầm 8g, hoàng liên 8g, tang bạch bì 12g, trúc lịch 12g để thanh nhiệt hóa đờm.
Nếu trong đờm có máu, gia thêm: bạch mao căn 12g, thiên thảo 8g, trắc bách diệp sao đen 8g để lương huyết chỉ huyết.
Theo tài liệu của Trung Quốc tổng kết: bài thuốc Tang cúc ẩm gia giảm đã dùng điều trị cho bệnh nhân cúm 50 ca, kết quả: sau 2 ngày uống, 86,5% hạ sốt; sau 4 ngày hết sốt (Quảng đông trung y 2,1959).
Ngoài ra, để điều trị viêm kết mạc cấp, dùng bài thuốc Tang cúc ẩm, thêm vị bồ công anh 12g, ngân hoa 12g, hoàng liên 8g cho kết quả tốt (Xích cước y sinh tạp chí 2, 1977).
Trị viêm não Nhật Bản, dùng bài thuốc Tang cúc ẩm, gia thêm ngưu bàng tử 12g, ngân hoa 12g, thạch cao 12g, kết quả tốt (Sơn đông y san 3,1968).
Điều trị ho gà và trị ban sởi, dùng bài thuốc Tang cúc ẩm đều có kết quả tốt (Trung y tạp chí 2,1959 và Trung cấp y san 1,1960).
Ngân kiều tán
Bài Ngân kiều tán gồm: liên kiều 12g, cát cánh 8 - 12g, trúc diệp 8g, kinh giới 8g, đạm đậu xị 12g, ngưu bàng tử 12g, ngân hoa 12g, bạc hà 8g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Chú ý không sắc quá lâu, sắc khi mùi thơm bốc ra thì thôi.
Tác dụng: Thấu biểu, thanh nhiệt giải độc. Trị viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, viêm phế quản cấp, sởi, ho gà, viêm amidan...
Gia giảm: Nếu bệnh nhân đau đầu, gia thêm: bạch tật lê 12g, mạn kinh tử 12g.
Nếu sốt cao, thêm: chi tử 12g, hoàng cầm 10g để thanh lý nhiệt.
Nếu khát nhiều, gia thêm: thiên hoa phấn 8g, mạch môn 12g để chỉ khát.
Nếu ho nhiều, gia thêm: hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, thổ bối mẫu 12g để chỉ ho.
Nếu họng sưng đau, gia thêm bản lam căn 12g, xạ can 6g để tiêu sưng giảm đau.
Bài thuốc Tang cúc ẩm và Ngân kiều tán có tác dụng trị cảm cúm và viêm đường hô hấp trên, sởi, ho gà, viêm phổi cấp. Tuy nhiên, bài Tang cúc ẩm tác dụng thanh nhiệt giải độc nhẹ hơn so với bài Ngân kiều tán nhưng lại mạnh hơn về mặt lợi phế chỉ khái.
Đây là 2 bài thuốc y học cổ truyền hay sử dụng để điều trị các bệnh thuộc về ôn bệnh, hỗ trợ rất hiệu quả cho việc điều trị các bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây ra.
Hiện nay chưa có thuốc kháng virus hoặc có vắc-xin đặc hiệu mà chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Vì vậy, việc điều trị và phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Mọi người cần tích cực tham gia phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi có nghi ngờ hay tiếp xúc với mầm bệnh thì yêu cầu đầu tiên là phải thông báo và đến các cơ sở y học khám để có hướng điều trị kịp thời. COVID-19 thường có thời gian ủ bệnh 2 - 14 ngày, trung bình 5 ngày. Do vậy, trong lúc đang có dịch bệnh, hạn chế đi đến nơi đang có ổ dịch, nơi tụ tập đông người, đi du lịch, lễ hội...; ra ngoài nên đeo khẩu trang, kính... Chúng ta không hoang mang nhưng không được chủ quan trước dịch bệnh COVID-19.
Thanh Hiển
(Theo Báo sức khỏe và Đời sống)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc