y học cổ truyền

Cảnh giác thuốc đông y trôi nổi
Ngày đăng 01/03/2023 | 07:43  | Lượt xem: 736

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, do vậy nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc đông y vì lành tính. Tuy nhiên, lợi dụng tâm lý này, trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, không được kiểm nghiệm chất lượng, không được cấp phép nhưng bán tràn lan.

Thuốc đông y trôi nổi trên mạng không có tem mác.

Các bệnh viện đã ghi nhận nhiều ca bị ngộ độc, dị ứng, sốc phản vệ sau khi sử dụng thuốc Đông y. Đơn cử, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân 32 tuổi, bị ngộ độc chì mạn tính do dùng thuốc đông y, tiền sử chưa phát hiện bệnh lý trước đó. Hay Bệnh viện đa khoa Đức Giang cũng thường xuyên tiếp nhận điều trị cho các trường hợp bị biến chứng do sử dụng thuốc đông y trôi nổi. Điển hình là bệnh nhân N.T.T (30 tuổi, ở Hà Nội) đã mua thuốc đông y trên mạng để điều trị đái tháo đường. Hậu quả, sau khi sử dụng, bệnh nhân phải nhập viện vì đường huyết tăng cao, sụt cân và mệt mỏi.

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc do sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, thành phần. Trường hợp bệnh nhân nam 63 tuổi ở Thanh Trì, sau khi nghe người quen giới thiệu về một loại thuốc đông y dạng viên chữa đái tháo đường. Sau khi uống được gần 20 ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn mửa, được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả xét nghiệm thuốc bệnh nhân sử dụng chứa thành phần chất cấm đã bị thế giới thu hồi.

GS.TS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam bức xúc, các quảng cáo về thuốc đông y trị dứt điểm hoàn toàn được bệnh đăng tải tràn lan trên mạng xã hội là không đúng sự thật. Hiện tại, có khoảng 40 website sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của ông cắt ghép vào các video quảng cáo thuốc đông y gây hiểu lầm. Ông đã nhiều lần phản ánh, gửi khiếu nại về nội dung của các trang mạng này, nhưng sự việc vẫn tái diễn.

Trên trang website của Sở Y tế Hà Nội cũng đã đăng tải danh sách cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền được cấp giấy phép hoạt động, người dân có thể kiểm tra thông tin từ đó. Khi đi khám bệnh nên tìm những cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp và người khám có chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt, không nên tìm mua thuốc đông y qua mạng, cũng đừng vội tin những lời quảng cáo có cánh.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, người dân cần cảnh giác và tránh xa những lời quảng cáo về các loại thuốc đông y gia truyền không bảo đảm về nguồn gốc, không có các thông tin đầy đủ, rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế. Với các bệnh mạn tính như đái tháo đường, xương khớp, thận... cần tuân thủ tuyệt đối việc điều trị, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác Nhiều bệnh nhân đã bỏ dở việc điều trị, tự tìm mua và sử dụng những loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc, khiến bệnh ngày càng trầm trọng.

Người bệnh cần tỉnh táo khi lựa chọn phương pháp điều trị, không nên tin vào những lời truyền miệng hay hình ảnh quảng cáo gâyảnh hưởng đến sức khoẻ của chính mình.

Việt Nam

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 328
Lượt truy cập trong tuần: 1884
Lượt truy cập trong tháng: 194554
Lượt truy cập trong năm: 3067668
Tổng số lượt truy cập: 47135056
Về đầu trang