y học cổ truyền
Cây cỏ Cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác là Cỏ hôi, cỏ Cứt heo, cây Bù xích, cây hoa Ngũ sắc, cây hoa Ngũ vị, Thắng hồng kế, tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (ASTERACEAE).
Do khi vò cây có mùi hôi gây nôn nên người ta đặt tên cây như trên. Một số người thấy cây cỏ Cứt lợn có tác dụng tốt mà lại mang tên xấu xí như vậy nên đã đặt tên là cây hoa Ngũ sắc, hoa ngũ vị. Thực tế hoa Ngũ sắc, Nngũ vị thường dùng chỉ cây Bông ổi (Trâm hôi, Tứ thời, Tứ quý, Trâm ổi, Thơm ổi - Lantana camara L.).
Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại trên mọi loại địa hình. Người ta dùng toàn cây bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường dùng tươi hơn.
Theo Đông y, có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.
Liều dùng uống trong 30 - 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc 15 - 30g cây khô sắc uống.
Cây Cứt lợn chữa bệnh viêm xoang. Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 - 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ Cứt lợn để điều trị viêm xoang mũi mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.
Người ta còn dùng cỏ Cứt lợn phối hợp với Bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.
Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: dùng 30 - 50g cây cỏ Cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 - 4 ngày.
Như vậy, cỏ Cứt lợn là một cây thuốc có giá trị tốt, lại dễ kiếm, không tốn kém, cách sử dụng lại đơn giản. Trong tình hình bệnh viêm xoang mũi ngày càng tăng, nhất là ở các thành phố đông dân thì việc chữa trị bằng vây thuốc nam vừa hiệu quả, vừa an toàn là điều đáng quan tâm.
Nguyễn Linh
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc