y học cổ truyền

Vị thuốc Sâm cau
Ngày đăng 04/12/2019 | 13:09  | Lượt xem: 35228

Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình…

Tên khác: Cây còn có tên là: (Tiên mao, Ngải cau )

Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn, họ Thủy tiên

Là một loài cỏ cao khoảng 35-40cm, lá dài khoảng 15cm trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau), củ màu đỏ, hình trị thuôn dài. Hoa có màu vàng

Bộ phận dùng làm thuốc

Củ Sâm cau chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.

Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu.

Củ Sâm cau có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy. 

Theo đông y: Sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, chân tay, lưng lạnh.

Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây này làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.

Sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; có tác dụng như hormone sinh dục nam (thí nghiệm tiêm cồn thuốc sâm cau cho chuột đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g/kg, thấy trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng).

Tác dụng chữa bệnh của sâm cau:

Tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý

Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh

Tác dụng bồ bổ sức khỏe

Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ

Đối tượng sử dụng:

Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh

Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục

Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp

Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường khả năng tình dục

Cách dùng và liều dùng:

Mỗi ngày dùng 25g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

Khi dùng để chữa chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm).

Khi dùng để chữa liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.

DS Lê Thị Hiền

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 270
Lượt truy cập trong tuần: 26418
Lượt truy cập trong tháng: 101263
Lượt truy cập trong năm: 2699935
Tổng số lượt truy cập: 46767323
Về đầu trang