y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, đau đầu thuộc phạm vi chứng đầu thống, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên...
1. Nguyên nhân gây đau đầu
Đông y chia bệnh đau đầu với 2 nguyên nhân chủ yếu:
- Đau đầu do ngoại cảm tà khí (yếu tố tác động bên ngoài)
- Đau đầu do tạng phủ nội thương (yếu tố gây bệnh từ bên trong).
Chứng đau đầu thường có quá trình tái phát mạn tính. Về mặt điều trị, bên cạnh việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công dưỡng sinh... Đông y còn rất chú trọng phối hợp vị thuốc với thực phẩm (dược thiện) chế biến thành các món ăn bài thuốc nhằm nâng cao hiệu quả chữa bệnh, trong đó có vị thuốc xuyên khung.
2. Công dụng của xuyên khung
Xuyên khung có vị cay, tính ôn, lợi vào 3 kinh can, đởm và tâm bào (an, mật và màng tim); có công dụng hoạt huyết hành khí, giảm đau; dùng cho các bệnh đau đầu, đau tim, đau mạn sườn, bế kinh, thống kinh, phong tê thấp, chấn thương phần mềm (ngã hoặc va chạm mạnh gây tổn thương), đau tức ngực…
Cây và vị thuốc xuyên khung.
Theo các nghiên cứu hiện đại, xuyên khung có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh, chống co giật; có thể làm giãn các mạch máu, làm tăng lưu lượng máu ở động mạch cơ tim và ở 2 chi dưới, hạ huyết áp; có tác dụng kích thích tử cung, phòng chống thiếu vitamin E và có tác dụng kháng khuẩn.
3. Món ăn bài thuốc có xuyên khung giảm đau đầu
3.1 Xuyên khung hầm đầu cá mè
- Biểu hiện: Đau đầu kèm đau cổ gáy, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, ngạt mũi, sợ lạnh, đau tăng khi ra gió, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Thành phần: Đầu cá mè hoa 1 cái, xuyên khung 6g, bạch chỉ 9 g.
- Cách dùng: Đầu cá rửa sạch, bổ đôi. Đun 1 lượng nước vừa đủ, nước sôi thả đầu cá vào. Cho xuyên khung và bạch chỉ, vài lát gừng tươi, 1 ít rượu nhẹ vào hầm chín. Ăn cái, uống nước thuốc. Ăn liền trong 7 ngày là 1 liệu trình.
3.2 Xuyên khung, thiên ma hấp cá chép
- Biểu hiện: Đau đầu kèm theo hoa mắt chóng mặt. Có thể đau nửa đầu, tâm phiền, dễ cáu giận, ngủ không sâu, ngủ hay mơ, rối loạn giấc ngủ, mặt đỏ, miệng đắng, đau mạn sườn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
- Thành phần: Thiên ma 25 g, xuyên khung 10 g, bạch linh 10 g, cá chép tươi 1 con (nặng chừng 1 kg), gia vị vừa đủ.
- Cách dùng: Cho xuyên khung, thiên ma và bạch linh thái phiến vào bụng cá cùng gia vị, đem hấp cách thủy chừng 30 phút, ăn trong ngày.
Xuyên khung nấu với trứng gà chữa đau đầu.
3.3 Xuyên khung nấu với trứng gà
- Biểu hiện: Cách vài ngày đau 1 lần, có thể do nhiễm phải khí lạnh kết tụ ở dây thần kinh cản trở đường lưu thông khí huyết, đau suốt từ cổ chạy xuống sống lưng, chất lưỡi có những điểm ứ huyết màu tím.
- Thành phần: Xuyên khung 9g, trứng gà 2 quả, hành hoa 5 cây.
- Cách dùng: Đun 1 lượng nước vừa đủ, cho trứng gà và xuyên khung vào. Trứng chín bóc vỏ cho vào đun thêm 5-10 phút là dùng được. Ăn trứng, uống nước thuốc. Ngày ăn 1 lần. Ăn liên tục trong một số ngày.
4. Phòng bệnh như thế nào?
- Lo lắng, căng thẳng, stress... đều không có lợi cho việc chữa bệnh đau đầu, người bệnh phải cố gắng kiềm chế và khắc phục những trạng thái tinh thần nói trên. Luôn luôn tươi cười là một phương thuốc chữa bệnh đau đầu rất tốt.
- Những người làm việc phải cúi đầu nhiều, cần thường xuyên vận động thân thể, thả lỏng các cơ ở cổ.
- Tích cực tham gia rèn luyện thể lực với những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp.
- Nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
- Ngủ đủ giấc, điều trị mất ngủ nếu có.
- Đột nhiên thấy đau đầu dữ dội, chân tay lạnh, nôn, buồn nôn... cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/xuyen-khung-ho-tro-dieu-tri-dau-dau-16923020523414307.htm
Thế Quân (nguồn: suckhoedoisong.vn)
VĂN BẢN MỚI
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc