DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Gia Lâm: Thực hiện hiệu quả các Đề án, chương trình Dân số - KHHGĐ
Ngày đăng 29/12/2023 | 17:03  | Lượt xem: 38

Là huyện có quy mô dân số lớn trên địa bàn thành phố, ước tính đến 31/12/2023, huyện Gia Lâm có 317.595 người, trong đó người cao tuổi chiếm 15%.

Tỷ số giới tính khi sinh là 111 trẻ trai/100 trẻ gái. Các chỉ tiêu về Dân số cơ bản đều hoàn thành kế hoạch của Thành phố và huyện giao, tỷ suất sinh thô đạt 12.63‰ (Giảm 0.05‰ so với năm 2022); tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên đạt 5,66 % (Giảm 0,08% so với năm 2022); Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đều vượt kế hoạch giao.

Ngay từ đầu năm 2023, huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Tổ chức thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ về Dân số năm 2023. Trong đó, tổ chức truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tiếp thị xã hội, xã hội hóa các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 

Triển khai các hoạt đông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Với Đề án mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, hoạt động lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa Gia Lâm, tếp nhận kết quả 05 trẻ dương tính với bệnh thiếu men G6PD (sau sàng lọc sơ sinh) từ Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Phối hợp với các Trạm y tế xã khám sàng lọc khiếm thính cho 2458 trẻ từ 0 tháng đến 60 tháng tuổi tại các trường Mầm non Đặng Xá, Lệ Chi, Bát Tràng, Yên Thường, Yên Viên, TT Yên Viên, Dương Hà, Đình Xuyên, Dương Xá trong đó có 4 trẻ nghi ngờ khiếm thính cả 2 tai.

Đối với Kế hoạch Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2025, nhận thức được tầm quan trọng của công tác truyền thông, huyện đã tích cực tổ chức truyền thông cho cơ sở về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức về bình đẳng giới và MCBGTKS. 

Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025 cũng được huyện quan tâm thực hiện. Theo đó, triển khai, duy trì hoạt động của các mô hình nâng cao chất lượng dân số nguồn kinh phí Thành phố: mô hình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng gồm: 02 mô hình năm thứ nhất tại 02 xã Văn Đức, Kim Sơn và 02 mô hình năm thứ hai tại xã Dương Xá, Đặng Xá. Tổ chức tư vấn và khám sức khỏe người cao tuổi thực hiện mô hình, câu lạc bộ và chiến dịch chăm sóc sức khỏe NCT năm 2023 tại các xã Văn Đức, Kim Sơn, Dương Xá, Đặng Xá. Ngoài ra duy trì các hoạt động mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, duy trì hoạt động mạng lưới cộng tác viên Dân số trong tham gia các hoạt động CSSKNCT.

Đoàn xe lưu động tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động vì Dân số 2023

Góp phần thực hiện kế hoạch Phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030, trung tâm y tế huyện đã tổ chức tuyên truyền vận động thay đổi hành vi nhằm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, kiểm soát béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi và người trưởng thành, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh,… góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Hà Nội. Triển khai, duy trì hoạt động của các mô hình nâng cao chất lượng dân số nguồn kinh phí Thành phố: mô hình can thiệp truyền thông CSSKSS – KHHGĐ tới vùng dân cư tại xã Bát Tràng; mô hình chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên tại xã Ninh Hiệp.

Để các Đề án, kế hoạch, chương trình Dân số trên địa bàn huyện đạt được những kết quả tích cực hơn nữa, trong năm 2024, TTYT huyện sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản, kế hoạch, chương trình về công tác Dân số tới các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập trung tuyên truyền về trọng tâm “Dân số và phát triển” với các nội dung cơ bản: vấn đề cơ cấu dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, thích ứng với già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện. Tổ chức các đợt truyền thông cao điểm nhân các ngày kỷ niệm của ngành, tiếp tục các hoạt động mô hình nâng cao chất lượng dân số tại các xã, thị trấn. Phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân số huyện tổ chức các hoạt động truyền thông đến thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Thực hiện chiến dịch tăng cường truyền thông và các hoạt động nâng cao chất lượng dân số tại các xã, thị trấn có mức sinh, sinh con thứ 3 trở lên và tỷ số giới tính khi sinh cao, góp phần thực hiện kế hoạch năm về biện pháp tránh thai.

Thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án nâng cao chất lượng Dân số và các mô hình nâng cao chất lượng dân số; các hoạt động theo chỉ đạo của Thành phố và Huyện. Tổ chức các Hội nghị tọa đàm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn tại các đơn vị có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên, tỷ số giới tính khi sinh còn cao năm 2023 và các nội dung về nâng cao chất lượng dân số. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác và cung cấp thông tin về công tác dân số trong tình hình mới cho cán bộ làm công tác dân số từ huyện đến cơ sở.

Hồng Hạnh

 

 

 

PHẦN MỀM TÁC NGHIỆP

  Dịch vụ công trực tuyến

  Phần mềm Quản lý văn bản

  Phần mềm QLHS Một cửa 

  Phần mềm Một cửa (Mới)

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

  Danh mục TTHC công 

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

  Thư điện tử TP Hà Nội 

  Thông tin người phát ngôn

Thống kê truy cập

Đang online: 137
Lượt truy cập trong tuần: 24619
Lượt truy cập trong tháng: 9886
Lượt truy cập trong năm: 821369
Tổng số lượt truy cập: 44888757
Về đầu trang